Những tai nạn thương tâm Điện, nước là những thứ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt con người. Nhưng khi 2 yếu tố này “hòa hợp” với nhau thì tạo ra những bi kịch đau lòng bằng việc cướp đi sinh mạng của con người, để lại những nỗi đau cho gia đình mà không gì có thể bù đắp.
Vậy làm cách nào để khắc phục và đề phòng được tình trạng đó?
Theo các nhà chuyên môn, tiếp sau mùa khô là đến mùa mưa bão với diễn biến ngày càng phức tạp. Trong mùa mưa bão thường xảy ra nhiều sự cố, tai nạn về điện gây thiệt hại về người và tài sản. Phổ biến là các hiện tượng giông bão làm đổ cột điện, đổ cây làm đứt đường dây, dây điện đứt rơi xuống có thể rò điện gây chết người… Do đó, ngay từ bây giờ, ngành điện cần tập trung lực lượng, thiết bị và vật tư khẩn trương hoàn thành các công tác củng cố lưới điện, quá tải mùa hè, phòng chống sự cố mùa mưa bão. Điện lực các địa phương cần rà soát, kiểm tra các hệ thống đường dây và trạm, lên danh sách các vị trí trạm, đường dây nằm trong khu vực ảnh hưởng của mưa bão, ngập lụt để có kế hoạch ứng phó kịp thời. Đặc biệt ở những nơi thường xuyên xảy ra ngập lụt sau mỗi trận mưa lớn thì cần hết sức chú trọng. Người dân nên tắt nguồn điện khi có nước tràn vào nhà. Thường xuyên kiểm tra tất cả các phích cắm điện và dây điện. Sửa lại những chỗ nối bị hở, không nên để dây điện nằm trên thảm, sàn nhà và đóng đinh vào tường gần ổ điện đi ngầm. Ngoài ra, cần giữ tay khô và không được đụng vào các đồ điện. Tránh dùng điện quá tải, không cắm vào ổ điện nhiều hơn số phích cắm mà nó có thể chịu được một cách an toàn. Nếu dây điện bị rách, quấn băng keo cách điện cẩn thận xung quanh, tốt nhất là nên thay dây mới, nên bao bọc các đồ điện gia dụng kim loại cẩn thận bằng các chất cách điện.
Sưu tầm